Trong xã hội hiện đại, khi quyền con người và bình đẳng giới ngày càng được đề cao, thì một vấn đề vẫn âm thầm tồn tại và gây ra nhiều hệ lụy đó chính là sexism. Vậy sexism là gì? Tại sao nó lại là một vấn đề đáng lo ngại? Và có những hình thức phân biệt giới nào mà chúng ta cần nhận diện và loại bỏ? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ về khái niệm sexism, đồng thời phân tích 5 kiểu phân biệt giới tính phổ biến nhất hiện nay để từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này.
Sexism là gì? Sexism dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Chủ nghĩa phân biệt giới tính”, đây là một hành vi, thái độ hoặc định kiến cho rằng một giới tính, thường là nữ giới sẽ thua kém hơn nam giới. Phân biệt giới tính có thể dẫn đến những bất công trong gia đình và xã hội đối với nữ giới, từ đó dẫn đến vấn nạn bất bình đẳng giới tính.
Bạn đang xem: Sexism là gì? Tìm hiểu 5 kiểu phân biệt giới tính phổ biến
Sexism là gì?
Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày càng đề cao sự bình đẳng giới thì đâu đó vẫn còn tồn tại một thực trạng đáng lo ngại được gọi là Sexism. Vậy sexism là gì? Sexism là một thuật ngữ tiếng Anh dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “chủ nghĩa phân biệt giới tính”. Phân biệt giới tính là hành vi, thái độ hoặc định kiến cho rằng một giới tính nào đó, thường là phụ nữ sẽ kém hơn đàn ông. Từ đó, dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội.
Phân biệt giới tính không chỉ qua những hành động to lớn, mà đôi khi chỉ thể hiện qua vài câu nói đơn giản như “Phụ nữ thì thì biết gì về công nghệ”, hay “Đàn ông thì phải mạnh mẽ, không được khóc”. Những câu nói này vô hình trung đã giới hạn khả năng và quyền lựa chọn của mỗi người chỉ vì giới tính của họ.
Sexism có thể tồn tại ở mọi cấp độ từ cá nhân, gia đình cho đến tổ chức và xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội học tập, nghề nghiệp mà còn tác động mạnh mẽ đến sự tự tin, lòng tự trọng và sự phát triển của người bị phân biệt. Việc hiểu rõ vấn nạn này chính là bước đầu tiên để nhận diện, lên tiếng và hành động nhằm xóa bỏ những bất công giới tính vẫn đang tồn tại một cách âm thầm trong đời sống hằng ngày.
Sexism là gì? Sexism là một thuật ngữ tiếng Anh nói về sự phân biệt giới tính thông qua lời nói, hành vi và thái độ trong xã hội.
5 kiểu phân biệt giới tính phổ biến nhất hiện nay
Mặc dù xã hội ngày càng tiến bộ và cởi mở hơn với các vấn đề về giới, nhưng phân biệt giới tính vẫn đang hiện diện ở nhiều hình thức khác nhau, đôi khi rất tinh vi và khó nhận biết. Không chỉ đơn thuần là sự thiên vị rõ ràng giữa nam và nữ, sexism ngày nay đã mở rộng ra nhiều khía cạnh, từ cá nhân, gia đình đến các hệ thống tổ chức lớn.
Để hiểu rõ hơn về sexism và cách nó vận hành trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 kiểu phân biệt giới tính phổ biến nhất hiện nay, mỗi kiểu là một góc nhìn khác nhau về sự bất công mà nhiều người vẫn đang phải đối mặt.
Phân biệt giới tính thù địch (Hostile Sexism)
Định nghĩa
Phân biệt giới tính thù địch hay còn gọi là Hostile Sexism, là một trong những hình thức rõ rệt và dễ nhận biết nhất của sexism. Nó thể hiện qua những thái độ, hành vi, hay niềm tin tiêu cực mang tính thù địch, khinh miệt và coi thường người khác giới. Đặc biệt thường nhắm đến phụ nữ trong các mối quan hệ xã hội, công việc và đời sống cá nhân.
Hiểu một cách đơn giản, phân biệt giới tính thù địch là sự thể hiện trực tiếp của định kiến giới thông qua các hành vi đối đầu, chế giễu hoặc công kích. Kiểu sexism này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng phụ nữ muốn kiểm soát đàn ông và đang “đe dọa” vị trí quyền lực hoặc vai trò truyền thống của nam giới. Những người thể hiện Hostile Sexism còn có xu hướng không chấp nhận những người đàn ông có biểu hiện nữ tính.
Biểu hiện
Biểu hiện của Hostile Sexism rất đa dạng, đó có thể thông qua lời nói, hành động và thái độ xem thường phụ nữ như:
-Lời nói miệt thị: Những câu như “Phụ nữ làm sao mà lãnh đạo được”, “Phụ nữ mà lái xe thì nguy hiểm lắm” không chỉ phản ánh sự thiếu tôn trọng mà còn khẳng định định kiến sai lệch về khả năng của phụ nữ.
-Thái độ khinh thường: Từ ánh mắt, cử chỉ đến hành động bài xích sự hiện diện của phụ nữ trong các lĩnh vực vốn được xem là “lãnh địa của nam giới” như kỹ thuật, công nghệ, chính trị,…
-Ngăn cản cơ hội phát triển: Từ chối thăng chức, giao việc quan trọng hoặc cố tình làm khó dễ phụ nữ trong công việc chỉ vì giới tính.
-Gây áp lực tâm lý: Biến môi trường làm việc trở nên căng thẳng, tạo cảm giác “không được chào đón” cho phụ nữ hoặc người không tuân theo chuẩn mực giới tính truyền thống.
Phân biệt giới tính thù địch là dùng những lời nói miệt thị, thái độ khinh thường hướng đến phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ tài giỏi.
Phân biệt giới thiện cảm (Benevolent Sexism)
Định nghĩa
Khi nhắc đến phân biệt giới tính, chúng ta thường hình dung đến những lời nói cay độc, hành vi phân biệt công khai hoặc thái độ khinh thường rõ rệt. Tuy nhiên, có một kiểu sexism tinh vi và khó nhận diện hơn, đó chính là phân biệt giới thiện cảm (Benevolent Sexism). Mặc dù nghe có vẻ “tích cực” hơn, nhưng kiểu phân biệt này vẫn góp phần duy trì sự bất bình đẳng giới và củng cố các định kiến cũ kỹ trong xã hội.
Xem thêm : Do Kwon nhận án tù đầu tiên từ Tòa án Montenegro
Phân biệt giới thiện cảm là dạng phân biệt giới tính thể hiện qua những lời khen, sự quan tâm hay hành động “bảo vệ” có vẻ tích cực, nhưng lại dựa trên định kiến giới truyền thống. Nói cách khác, đây là những hành vi hoặc thái độ tưởng như ưu ái phụ nữ, nhưng thực chất lại củng cố quan niệm rằng phụ nữ yếu đuối, cần được che chở, hoặc không thể tự lập.
Kiểu sexism này thường bắt nguồn từ niềm tin rằng phụ nữ là những “bông hoa cần nâng niu”, là người giữ đạo đức, sự thuần khiết và thiên chức gia đình. Từ đó gán cho họ những vai trò nhất định mà họ “nên” làm, thay vì để họ tự lựa chọn.
Biểu hiện
-Những câu nói tưởng như ga-lăng nhưng chứa đầy định kiến: “Công việc này nặng nhọc lắm, em là con gái, để anh làm cho”, “Phụ nữ chỉ cần xinh đẹp và ngoan ngoãn là đủ, không cần giỏi giang làm gì”, hay “Phụ nữ nên ở nhà chăm con thay vì đi làm nhiều”.
-Áp đặt vai trò giới truyền thống: Câu nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, củng cố niềm tin rằng phụ nữ nên làm vợ hiền, mẹ đảm và tập trung vào gia đình, trong khi nam giới mới là người gánh vác tài chính và sự nghiệp.
-Thể hiện sự “bảo vệ” mang tính chiếm hữu: Một người chồng kiểm soát vợ mình bằng lý do “Anh lo cho em”, “Anh chỉ muốn em an toàn”, nhưng thực chất là không cho cô ấy quyền được tự quyết định.
-Khen ngợi phụ nữ quá mức khi họ làm tốt những việc “thuộc về nam giới”: Ví dụ như nói “Phụ nữ mà làm giám đốc như cô thì giỏi thật”, nghe có vẻ khen nhưng lại ẩn ý rằng điều này là ngoại lệ chứ không phải điều bình thường.
Quan niệm của người xưa rằng “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cũng chính là một câu nói mang tính phân biệt giới tính.
Phân biệt giới nước đôi (Ambivalent Sexism)
Định nghĩa
Phân biệt giới nước đôi (Ambivalent Sexism) là sự kết hợp giữa hai thái cực: phân biệt giới thiện cảm (benevolent sexism) và phân biệt giới thù địch (hostile sexism). Tức là, một người có thể vừa tôn vinh phụ nữ vì sự dịu dàng, đức hạnh. Nhưng đồng thời lại xem thường hoặc tức giận khi họ trở nên độc lập, mạnh mẽ, hoặc không tuân theo các khuôn mẫu giới truyền thống.
Điều nguy hiểm ở đây là sự “nước đôi” tạo ra cảm giác có vẻ như đối phương đang ủng hộ phụ nữ, nhưng lại kìm hãm họ bằng định kiến khi họ vượt ra ngoài giới hạn đó. Chính điều này khiến kiểu phân biệt giới nước đôi dễ bị bỏ qua hoặc thậm chí được xã hội chấp nhận như một điều “bình thường”.
Biểu hiện
-Tôn trọng khi phụ nữ “ngoan hiền”, nhưng coi thường khi họ mạnh mẽ: Ví dụ, một người đàn ông có thể ngưỡng mộ phụ nữ hiền dịu, biết chăm sóc gia đình. Nhưng lại tỏ ra khó chịu khi cô ấy muốn theo đuổi sự nghiệp riêng hoặc bày tỏ chính kiến mạnh mẽ.
-Dành lời khen nhưng lại có ẩn ý chê bai: “Cô ấy rất giỏi trong công việc, nhưng mà lại mạnh mẽ quá, không giống phụ nữ lắm”, hoặc “Phụ nữ nên nhẹ nhàng như thế, chứ cứ như đàn ông thì ai mà yêu”.
Có những lời khen dành cho phụ nữ nhưng ẩn chứa trong đó lại là sự chê bai và phân biệt giới tính rõ rệt.
Phân biệt giới có tổ chức (Institutional Sexism)
Định nghĩa
Phân biệt giới có tổ chức (Institutional Sexism) là hiện tượng bất bình đẳng giới xảy ra một cách có hệ thống, tổ chức lớn và được duy trì trong các lĩnh vực như: pháp luật, giáo dục, y tế, tôn giáo, doanh nghiệp và truyền thông. Khác với sự phân biệt đến từ cá nhân, kiểu phân biệt này được “hợp pháp hóa” hoặc mặc nhiên chấp nhận trong chính sách, quy định hoặc văn hóa tổ chức.
Khác với những hành vi mang tính cá nhân, Institutional Sexism mang tính hệ thống, nó không nằm ở một người cụ thể, mà ăn sâu vào cách tổ chức xã hội vận hành. Nó khiến phụ nữ hoặc các nhóm giới tính thiểu số bị hạn chế cơ hội phát triển, tiếp cận nguồn lực hoặc bị đánh giá không công bằng.
Biểu hiện
-Chênh lệch lương giữa nam và nữ: Trong cùng một vị trí và trình độ, phụ nữ thường nhận mức lương thấp hơn nam giới và điều này được duy trì trong nhiều ngành nghề một cách mặc định.
Xem thêm : Nghi vấn Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng đã trở về nước?
-Thiếu nữ lãnh đạo trong các vị trí cao cấp: Dù có năng lực, phụ nữ vẫn thường bị loại trừ khỏi các cơ hội thăng tiến, bởi các tổ chức mặc định vai trò quản lý là dành cho nam giới hoặc nghi ngờ phụ nữ sẽ “thiếu ổn định” vì còn phải bận với “thiên chức làm mẹ”.
-Quy định thiếu bình đẳng trong chính sách nhân sự: Một số công ty có thể không có chế độ nghỉ thai sản phù hợp, hoặc phân biệt khi tuyển dụng phụ nữ ở độ tuổi sinh nở.
Trong các tổ chức lớn vẫn còn tồn tại vấn nạn bất bình đẳng giới tính khi lương thưởng của nữ giới luôn thấp hơn nam giới cũng ở cùng một vị trí công việc.
Phân biệt giới tiếp nhận (Internalized Sexism)
Định nghĩa
Phân biệt giới tiếp nhận (Internalized Sexism) là hiện tượng một người tự chấp nhận và áp dụng những định kiến, tiêu chuẩn bất công về giới mà gia đình và xã hội đã truyền đạt cho họ từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành. Điều này dẫn đến việc họ tự giới hạn bản thân, hạ thấp giá trị chính mình và thậm chí đánh giá, chỉ trích những người cùng giới khác dựa trên các tiêu chuẩn đó.
Nói một cách dễ hiểu, đây là khi một người phụ nữ tin rằng việc mình thua kém đàn ông trong công việc là bình thường. Hay khi cô ấy cảm thấy có lỗi vì bản thân ưu tiên sự nghiệp hơn gia đình, vì xã hội nói rằng “phụ nữ phải biết hy sinh cho gia đình”.
Biểu hiện
-Tự đánh giá thấp bản thân: Phụ nữ có thể cảm thấy mình không đủ giỏi để ứng tuyển vị trí cao, hoặc nghĩ rằng họ không phù hợp với vai trò lãnh đạo, dù năng lực của họ hoàn toàn đáp ứng tiêu chí.
-Chấp nhận bị đối xử bất công: Một số phụ nữ tin rằng việc bị quấy rối, bị trả lương thấp hay phải gánh vác nhiều trách nhiệm trong gia đình là “chuyện bình thường” và họ chấp nhận với điều đó.
-Áp đặt khuôn mẫu giới lên chính mình: Họ cảm thấy có lỗi nếu chưa kết hôn ở tuổi 30, hoặc tự trách bản thân vì không biết nấu ăn “giỏi như mẹ ngày xưa” hay cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian cho công việc nhiều hơn thời gian dành cho con cái và gia đình.
-Phê phán những phụ nữ khác vì đi lệch chuẩn mực xã hội: Gọi một người phụ nữ độc lập là “quá mạnh mẽ”, chỉ trích phụ nữ ăn mặc gợi cảm hoặc cho rằng những người phụ nữ không thích sinh con là “ích kỷ”.
Ngay từ lúc còn nhỏ, nhiều trẻ em đã phải chịu sự phân biệt giới tính thông qua những quan niệm giới được gia đình và xã hội áp đặt.
Giải pháp khắc phục tình trạng phân biệt giới tính hiện nay
Phân biệt giới tính là một vấn đề tồn tại dai dẳng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ công việc, giáo dục đến gia đình và xã hội. Dù đã có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao nhận thức, nhưng thực tế cho thấy chúng ta vẫn còn cả một chặng đường dài để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa các giới. Dưới đây là một số giải pháp thiết thực giúp từng cá nhân và xã hội cùng chung tay khắc phục tình phân biệt giới tính:
-Thay đổi tư duy qua truyền thông và giáo dục, nâng cao nhận thức rằng bình đẳng không phải là đối xử giống nhau, mà là tạo điều kiện công bằng cho cả hai giới cùng phát triển.
-Khuyến khích phụ nữ thể hiện năng lực và theo đuổi ước mơ cá nhân, kể cả trong những lĩnh vực thường bị xem là “của nam giới”.
-Giảm bớt việc tán dương vai trò truyền thống một cách rập khuôn, thay vào đó tôn trọng sự tự do lựa chọn của mỗi cá nhân.
-Thúc đẩy những hình mẫu đa dạng về vai trò giới, để mọi người thấy rằng không có một khuôn mẫu “đúng” nào cho nam giới hay nữ giới.
-Cải cách chính sách nhân sự, bảo đảm công bằng giới trong tuyển dụng, phân chia công việc, thăng tiến và lương thưởng.
-Thiết lập hệ thống đánh giá năng lực của từng cá nhân một cách minh bạch và định kỳ kiểm tra tính bình đẳng giới trong tổ chức.
-Tạo môi trường khuyến khích sự tự tin và khẳng định bản thân cho cả hai giới, đặc biệt trong giáo dục và gia đình.
Hy vọng bài viết của Shopkiss đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sexism là gì, cũng như nhận diện được 5 kiểu phân biệt giới tính phổ biến nhất hiện nay. Từ những câu nói vô tình cho đến các chính sách trong các tổ chức lớn, phân biệt giới tính tồn tại dưới nhiều hình thức và mức độ. Tuy nhiên, với sự nhận thức đúng đắn và nỗ lực đồng lòng từ mỗi cá nhân và tổ chức, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi vấn nạn sexism và xây dựng một xã hội công bằng hơn cho tất cả mọi người.
Nguồn: https://www.sex-shoponline.net
Danh mục: Blog