Sau đây Sex Shop Online xin giới thiệu chủ đề Tiểu sử NSND Trần Hạnh qua đời 92 tuổi, hy sinh cho từng vai diễn . tham khảo các bài khác tại https://www.sex-shoponline.net/

Tin từ gia đình NSND Trần Hạnh cho biết, người nghệ sĩ ‘chuyên trị’ vai đau khổ của màn ảnh Việt, vừa qua đời hôm nay, 4-3. Ông hưởng thọ 92 tuổi. Chị Hồng – con dâu trưởng của nghệ sĩ Trần Hạnh – cho biết ông mất lúc 2h50.

NSND Trần Hạnh
Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh qua đời 

NSND Trần Hạnh sinh năm nào?

Trần Hạnh sinh năm 1930.

NSND Trần Hạnh bao nhiêu tuổi?

Ông năm nay đã được 92 tuổi.

NSND Trần Hạnh mất khi nào?

Ông mất vào ngày 4 tháng 3 năm 2022, lúc 2h50.

NSND Trần Hạnh quê quán ở đâu?

Nghệ sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

NSND Trần Hạnh làm nghề gì?

Ông gắn bó với nghề diễn viên 62 năm. Khi tuổi về già không ngưng nghệ thuật sau đó kinh doanh quần áo, giày dép tại nhà.

NSND Trần Hạnh kết hôn năm nào?

Ông lập gia đình khi 23 tuổi, vợ ông là hàng xóm cùng ngõ Phát Lộc (Hàng Bạc, Hà Nội), được bà nội sắp xếp.

NSND Trần Hạnh tham gia phim

Vai diễn điện ảnh đầu tiên của ông là vai nam chính cho phim Chiếc bình tiền kiếp của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.

Sau đó là hàng loạt phim khác, như Tướng về hưu, Hãy tha thứ cho em, Cỏ lau, Người đàn bà thứ hai, Làng nổi,… Bộ phim điện ảnh cuối cùng mà ông tham gia là phim Cha cõng con, vai ông già mù. Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà nghệ sĩ Trần Hạnh tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim Cuốn sổ ghi đời của đạo diễn Tất Bình.

Trần Hạnh được phong tặng NSND khi nào?

Ông được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1994, NSND năm 2019.

NSND Trần Hạnh về hưu năm nào?

Ông nghỉ hưu năm 1989.

NSND Trần Hạnh có bao nhiêu người con?

Gia đình ông có 5 gái, 2 trai. 

NSND Trần Hạnh qua đời trong thanh thản

Hơn 2 năm nay, sức khỏe của NSND Trần Hạnh yếu, mắt phải của ông hỏng hoàn toàn, thị lực mắt trái chỉ còn 30%. Tay chân yếu dần khiến NSND Trần Hạnh phải từ bỏ việc đi xe máy. Dù di chuyển chậm chạp, khó khăn hơn trước, nghệ sĩ cố gắng tự lo mọi sinh hoạt hàng ngày.

Chị Hồng nói: “Tối qua, sức khỏe cha tôi đã có dấu hiệu yếu dần, yếu dần. Ông ra đi giữa đêm đột ngột nhưng rất thanh thản, có con cháu ở bên. Gia đình tôi có nhờ người tụng kinh niệm Phật bên cạnh ông cho đến lúc ông ra đi. Ông đi nhẹ nhàng, không đau đớn. Cuối đời, ông sống hiền lành. Ông không mấy khi bày tỏ nguyện vọng với con cháu. Ông bằng lòng với cuộc sống”.

Trước tình cảm của khán giả đối với nghệ sĩ Trần Hạnh qua đời, người được hầu hết khán giả cả nước biết đến qua những vai diễn trên màn ảnh, chị Hồng nói: “Tôi rất cảm ơn các nhà báo và khán giả cả nước đã biết đến và yêu quý cha tôi. Khi ông ra đi, ai cũng thương tiếc. Tre già măng mọc, các thế hệ luôn tiếp nối”.

NSND Trần Hạnh qua đời
Sáng ngày 04/03/2022 NSND Trần Hạnh qua đời 

NSND Trần Hạnh kí ức của biết bao thế hệ qua các vai diễn

“NSND Trần Hạnh là người sống rất khiêm nhường, giản dị, không thích phô trương và rất ngại phiền lụy đến người khác. Ông thực sự là một nghệ sĩ chân chính, chỉ sống bằng những vai diễn trong kịch, phim và làm việc một cách say sưa, trọn vẹn với vai diễn của mình, kể cả chỉ là vai phụ cũng luôn để lại ấn tượng tốt đối với khán giả” – là nhận xét của ông Trương Nhuận – nguyên giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ – nói với Tuổi Trẻ năm 2019.

Nghệ sĩ Trần Hạnh là một nghệ sĩ sân khấu của Nhà hát Kịch Hà Nội, có một sự nghiệp sân khấu lẫy lừng nhưng ông được khán giả biết đến nhiều hơn qua các vai diễn những ông già khắc khổ trên phim truyền hình.

Trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội, ông đã có được những vai diễn xuất sắc với nhiều giải vàng, bạc ở các liên hoan sân khấu toàn quốc. Thời hoàng kim của ông là cuối những năm 1970, đầu 1980. Thời kỳ này, vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ Lam Sơn tụ nghĩa đã mang đến cho ông huy chương vàng Liên hoan kịch toàn quốc.

Bài này hay lắm nè:   Nữ Diễn Viên Jav Miri Mizuki Porn

Nhận xét về vai diễn này, Lưu Quang Vũ viết: “Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội”.

Trần Hạnh còn được khán giả yêu thích và đồng nghiệp đánh giá cao qua một vai chính trong vở Tiền tuyến gọi hay trong  m mưu và tình yêu do đạo diễn Nguyễn Đình Nghi dựng.

Vai diễn của Trần Hạnh
Trần Hạnh trong con đường nghệ thuật 

Là người gốc Hà Nội, thấm đẫm chất hào hoa của người trai phố cổ, nhưng Trần Hạnh lại đi vào lòng công chúng với những vai diễn nặng vẻ khổ hạnh, đáng thương, những vai nông dân hiền lành, chất phác.

Không chỉ nổi tiếng trên sân khấu, NSND Trần Hạnh gắn với nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình như “Chiếc bình tiền kiếp”, “Tướng về hưu”, “Truyện cổ tích tuổi 17”, “Nước mắt đàn bà”, “Cuốn sổ ghi đời”, “Hãy tha thứ cho em”, “Ngõ lỗ thủng”, “Làng nổi”, “Bão qua làng”. Năm 2017, ông còn tham gia một vai nhỏ trong phim điện ảnh “Cha cõng con”.

Tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 11, Nghệ sĩ Trần Hạnh đã giành giải Nam diễn viên diễn viên xuất sắc nhất” với vai diễn trong phim “Nước mắt đàn bà”. Năm 2010, ông cũng nhận được giải cống hiến cho phim “Ngõ lỗ thủng” của đạo diễn Quốc Trọng.

Nghệ sĩ Trần Hạnh được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu NSND ở tuổi 90

Buổi lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9 – năm 2019 diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội chiều ngày 29/8 đã để lại rất nhiều cảm xúc cho các nghệ sĩ cũng như khán giả và người hâm mộ. Các nghệ sĩ được nhận danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước ghi nhận và trao tặng đều cùng chung niềm hạnh phúc, tự hào và xúc động. 

Nhưng có lẽ, trong số gần 400 nghệ sĩ bước lên sân khấu nhận danh hiệu, khoảnh khắc khiến nhiều người ấn tượng và xúc động nhất là sự xuất hiện của nghệ sĩ Trần Hạnh – người diễn viên gạo cội với rất nhiều cống hiến cho nghệ thuật diễn xuất và rất được khán giả yêu mến, kính trọng nhưng lại nhiều lần lỡ hẹn với danh hiệu cao quý nhất của giới nghệ sĩ. Sau nhiều năm không được nhắc đến trong danh sách các nghệ sĩ được phong danh hiệu NSND, cuối cùng, ở tuổi 90, ông đã nhận được “phần thưởng” xứng đáng cho những cống hiến không ngừng nghỉ cho nền nghệ thuật nước nhà.

Nghệ sĩ Trần hạnh nhận dang hiệu nghệ sĩ nhân dân
Nghệ sĩ Trần Hạnh nhận giải NSND lúc 90 tuổi

Giây phút nghệ sĩ Trần Hạnh được xướng tên và bước lên sân khấu, cả khán phòng như vỡ òa cảm xúc trong những tràng pháo tay không ngớt theo từng bước chân chậm rãi và run rẩy của người nghệ sĩ già thân hình gầy mòn, chân yếu, mắt mờ nhưng nụ cười vẫn rạng rỡ trên gương mặt hiền hậu. Càng xúc động hơn khi chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bất ngờ dành cho nghệ sĩ Trần Hạnh một cái ôm ấm áp trước khi trao tặng bằng khen cho ông. 

Chứng kiến khoảnh khắc người diễn viên gạo cội, giản dị, chân chất như chính những vai diễn của ông trong phim sau hàng chục năm chờ đợi cuối cùng cũng đã được phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân, ai nấy đều cảm thấy như được vui lây với niềm vui của người nghệ sĩ đã dành cả đời cống hiến cho nghệ thuật sân khấu – điện ảnh. 

NSND Trần Hạnh hoàn cảnh gia đình khốn khó lúc về già

Ông Trần Hạnh tâm sự, cuộc đời thực của ông có khi còn buồn và khổ hơn phim. Gần chục năm, ông phải tự tay cơm nước, chợ búa, giặt giũ, chăm sóc cho người vợ bị liệt nửa người sau một lần bị tai biến mạch máu não. Năm 2011. vợ ông mất vì bị tai biến sau hai năm nằm liệt giường, ở tuổi 84, ông dù già yếu vẫn phải chăm cậu con trai út 47 tuổi bị ngớ ngẩn (15 năm trước, anh bị tai nạn xe máy chấn thương sọ não). Ông thân gà trống nuôi con phải chợ búa, cơm nước, rau cháo, giặt giũ hàng ngày, đi đâu làm gì thì đúng giờ cơm ông phải xắm nắm trở về nhà để lo cho con.

Vợ chồng nghệ sĩ Trần Hạnh có tất cả bảy người con (2 trai, 5 gái) nhưng giờ chỉ còn bốn. Trước kia, ngôi nhà hơn chục mét vuông của ông nằm trong khu Trần Quý Cáp chật chội, dột nát quanh năm với 9 nhân khẩu.

Bài này hay lắm nè:   Nữ Diễn Viên Jav Yuka Minami

Nghệ sĩ Trần Hạnh
NSND Trần Hạnh buốn bán quần áo, giày dép lúc về già

NSND Trần Hạnh dù cuộc sống khó khăn nhưng vẫn mỉm cười hạnh phúc

NSND Trần Hạnh làm màu cho cuộc sống về già

Ngồi bên những quần áo, giày dép, NSND Trần Hạnh đeo cặp kính râm, miệng ngâm nga đôi câu thơ: “Tết nhất lòng càng nhớ Nhị Khê/ Mười năm biền biệt chẳng khi về/ Lần trong gang tấc xa nghìn dặm…”.

Mặc phố phường ồn ã, ông sang sảng giới thiệu: “Câu đó ở trong vở Lam Sơn tụ nghĩa. Nguyễn Trãi – Trần Hạnh nói đấy”, để rồi tìm về ký ức năm xưa – ký ức thánh đường rực rỡ với một Nguyễn Trãi trong Lam Sơn tụ nghĩa, thằng Uôm trong  m mưu và tình yêu, hay một Vũ Khiêm trong Tiền tuyến gọi… – ba vở diễn mà ông nhớ nhất.

Với vai Nguyễn Trãi trong kịch thơ Lam Sơn tụ nghĩa, điều “hóc” với ông là phần ngâm thơ chiếm phần lớn. Thế là ông đi học ngâm thơ chỗ nghệ sĩ Linh Nhâm, nghệ sĩ Hoàng Phú. Nhưng khổ thay, lúc về ngâm cho đạo diễn Trần Huyền Trân nghe, đạo diễn lắc đầu bảo không được vì thơ trong Lam Sơn tụ nghĩa không phải là thơ mới mà là thơ cổ nên giọng ngâm cũng phải theo lối cổ đó.

Chẳng biết học ai thì ông đành nhốt mình trong nhà liền một tháng chỉ để… ngâm thơ! Lúc nào thấy oải, ông lóc cóc tìm đến các đoàn chèo, cải lương học… bước đi, đứng, vung tay theo lề lối của người xưa.

Và thành quả một tháng “tu luyện” cuối cùng đã nhận được sự hài lòng của đạo diễn cũng như sự mến mộ của khán giả. Vai diễn đó cũng đã mang về cho ông huy chương vàng tại hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1962.

Cuộc sống của NSND Trần Hạnh
Nghệ sĩ Trần Hạnh được trao giải NSND

Tủm tỉm cười, Trần Hạnh bảo hồi trẻ ông đẹp trai, thư sinh kiểu người Hà Nội chứ không… nhàu nhĩ khiến nhiều người xem phim rồi bảo nghệ sĩ nông dân giữa thủ đô. Chẳng thế mà ở một cuốn sách, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã dành tặng ông lời khen, đại thể riêng có Trần Ngọc Hạnh có dáng dấp của người Hà Nội khi đóng vai Nguyễn Trãi.

Còn với vai diễn thằng Uôm trong  m mưu và tình yêu (Sinler), ông nhớ mãi lần tập kịch với đạo diễn, NSND Nguyễn Đình Nghi. Vai diễn này có hai trang thoại thế nhưng đạo diễn cắt phăng rồi yêu cầu Trần Hạnh: “Không nói mà vẫn phải ra thằng Uôm”.
Mất ba ngày tập ròng rã, thử đủ kiểu mà đạo diễn vẫn lắc đầu. “Sang ngày thứ tư, tôi đã khoác cả cái áo choàng đen, kín mặt, chỉ lộ đôi mắt sắc lạnh cùng đôi tay khúm núm mà lại tàn nhẫn để… diễn cho ra cái sự thâm độc của thằng Uôm thì ông ấy mới chịu”.

Nháy mắt thích thú, ông bảo rất may khi được cụ Trân và cụ Nghi trui rèn như thế.

NSND Trần Hạnh nhớ thời gian hoạt động nghệ thuật

Ngày 29-8, nghệ sĩ Trần Hạnh mặc bộ vest xám rộng, lên ôtô của cô con gái cả rồi đến Nhà hát lớn trước giờ nhận danh hiệu những một tiếng đồng hồ. Con gái cả của ông, chị Trần Thị Dung, luôn ca cẩm cha mình sống quá đỗi giản dị, nề nếp trước sau, ân tình như người xưa nên trở thành… khó tính. Và dù nghèo, vất vả nhưng rất… kiêu, không bao giờ phụ thuộc vào ai.

Hôm đi nhận danh hiệu NSND, ông đã định tự đón xe ôm đến Nhà hát lớn chứ không nhờ con cái phải đưa đi. Hay ngày xưa, ông có chỉ tiêu được làm đơn xin cấp nhà ở nhưng ông từ chối với lý do thấy “gia đình tôi đã đầy đủ hơn mọi người nên không xin”.
Tết vừa rồi ông gặp trận ốm thập tử nhất sinh. Lúc ăn được, ông chỉ nhớ dưa, nhớ cà… – nỗi nhớ của tuổi thơ dòng dõi con nhà tư sản nhưng sớm mồ côi cha phải bươn chải từ dân quân tự vệ làm đường sắt ở Lào Cai đến đi đóng giày ở hợp tác xã chỗ Tràng Tiền, và cuối cùng trụ lại với sân khấu kịch dù chẳng hề qua một trường lớp đào tạo nào.

Cuộc sống của NSND Trần Hạnh
Ông được rất nhiều người yêu mến

Lúc say kịch rồi, về nhà mặc vợ bận cơm nước, con khóc mè nheo, ông cứ một mình ngâm thơ, thuộc thoại… nhiều lúc làm bà bức mình kêu ca mà chẳng ngăn nổi tình yêu của ông. Nhưng lúc đã tìm ra vai diễn, mỗi đêm khuya đi diễn về, ông lại xách đôi thùng ra bể công cộng xách nước về cho vợ con đến 1-2h sáng.

Bài này hay lắm nè:   Nữ Diễn Viên Jav Yua Sayuka

Trước hôm đi nhận danh hiệu NSND, Trần Hạnh thủ thỉ: “Ngoài vui vì được gặp lại thánh đường thì tôi rất nhớ nhà tôi. Giá như được sớm hơn thì đã có bà ấy đi cùng”.

Chẳng là ngày trước, mỗi khi có cuộc gì quan trọng của ông là thể nào bà cũng đi cùng dù trên tay ẵm con nhỏ. Nhưng bà mất đã được hơn 10 năm. Tính ra nếu không bị trượt danh hiệu NSND ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 năm thì đúng là bà vẫn có thể vui cùng ông.

NSND Trần Hạnh – “Nguyễn Trãi” ngất trên sàn diễn

Khác với tết năm kia còn vèo vèo phóng xe máy về cả chùa Thầy ăn tết quê ngoại, còn lập lòe đầu môi điếu thuốc Thăng Long, năm nay NSND Trần Hạnh yếu đi rất nhiều. Ông bị nặng tai, đôi mắt gần như không nhìn thấy (một mắt mờ hoàn toàn, một mắt chỉ còn 5%); tay, chân run run. Ông cũng đã bỏ hẳn thuốc lá.

Duy còn giọng nói của ông vẫn giòn, chẳng có gì là “gió thoảng” như thường thấy từ một ông lão tuổi 90. Giọng nói ấy còn giòn hơn bao giờ hết khi nhắc đến sân khấu, đến những bạn nghề Trần Vân, Phạm Bằng, Thanh Tú, Hoàng Thanh Giang, Đam Ka, Minh Trang…

Ông hoan hỉ lục tìm ký ức những tháng ngày cháy trên sân khấu, những năm sân khấu bán vé sướng tay. Đoàn kịch Hà Nội đỏ đèn ngày ba ca diễn ở rạp Đại Nam hoặc Nhà hát lớn là chuyện bình thường.

NSND Trần Hạnh qua đời
Cuộc sống của ông lúc xế chiều

Riêng với mình, ông không thể quên hôm vào ca hai cho vở kịch Lam Sơn tụ nghĩa ở rạp Đại Nam và bị xỉu ngay trên sân khấu khi đang diễn màn thứ ba. Cánh gà vội khép lại, khán giả vẫn trật tự ngồi chờ. May hôm đó có bác sĩ đến xem nên cấp cứu kịp thời. Lúc tỉnh dậy, ông lại tiếp tục hóa thân vào Nguyễn Trãi như chưa hề có điều gì xảy ra.

NSND Trần Hạnh ít chuyện về cuộc sống, về quãng đời phải xoay như chong chóng với năm đứa con, nhưng lại có cả kho truyện về sân khấu mà ông có thể sôi nổi kể mãi.

Còn với điện ảnh, ông bảo đấy là vai thứ hai trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật, cũng “sôi nổi” đến tận năm ngoái khi ông đã 89 tuổi và bị trận ốm nặng.

Trên màn ảnh, ông đóng đinh với hình ảnh lão nông nghèo, hiền lành, khổ hạnh với những Người cầu may, Chiếc bình tiền kiếp, Nước mắt đàn bà, Làng nổi, Ngõ lỗ thủng… chứ không được thỏa sức trong muôn tính cách khác nhau như trên sân khấu kịch.
Sau ba lần trượt danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), lần này nghệ sĩ Trần Hạnh đã… trúng bằng một hồ sơ đặc cách. Nghệ sĩ cười: ‘Tôi vui lắm chứ. Vui vì vừa được nhận danh hiệu, vừa được gặp lại thánh đường của gần 50 năm trước’.

Những buổi sáng áp tết năm kia, tôi thường la cà qua cửa hàng Hồng Quân của con trai NSND Trần Hạnh (trên phố Trần Quý Cáp, phía sau ga Hàng Cỏ) để ngồi… buôn chuyện với ông.

Năm ấy ông còn khỏe, sớm sớm vẫn ra cửa hàng từ tờ mờ sáng phụ con dâu – người con ông luôn khen là “dâu hiếm” – dọn rồi trông hàng. Chừng 10h là ông tự lái chiếc Cub 50 trở về nhà – ngôi nhà nho nhỏ nằm sâu trong ngõ Linh Quang mà ông sống cùng gia đình anh Quân. Buổi tối ông lại ra với quán xá, phố phường.

Nghệ sĩ Trần Hạnh qua đời
NSND Trần Hạnh cùng gai đình có cuộc sống hạnh phúc

NSND Trần Hạnh là người sống rất khiêm nhường, giản dị, không thích phô trương và rất ngại phiền lụy đến người khác. Ông thực sự là một nghệ sĩ chân chính, chỉ sống bằng những vai diễn trong kịch, phim và làm việc một cách say sưa, trọn vẹn với vai diễn của mình, kể cả chỉ là vai phụ cũng luôn để lại ấn tượng tốt đối với khán giả.

Tiểu sử NSND Trần Hạnh qua đời 92 tuổi, hy sinh cho từng vai diễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức