Sau đây Sex Shop Online xin giới thiệu chủ đề Tiểu sử nhạc sĩ Lam Phương, trực tiếp đám tang tại Mỹ . tham khảo các bài khác tại https://www.sex-shoponline.net/

Tiểu sử nhạc sĩ Lam Phương

Tên thật: Lâm Đình Phùng

Năm sinh: sinh 20 tháng 3 năm 1937

Quê Quán: Vĩnh Thanh Vân hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Vì sao cố nhạc sĩ Lam Phương qua đời

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83, tối 22/12 sau thời gian chữa tai biến mạch máu não tại Fountain Valley, California. Người thân cho biết nhạc sĩ qua đời sau hai tuần nhập viện. Thời gian dài trước khi mất, nhạc sĩ liệt nửa người do biến chứng của tai biến, bệnh tim và các bệnh tuổi già.

Cố nhạc sĩ Lam Phương năm nay bao nhiêu tuổi

Nhạc sĩ Lam Phương năm nay 83 tuổi

Trực tiếp đám tang cố nhạc sĩ Lam Phương tại Mỹ

Vào tối ngày 3/1 tại Việt Nam (tương đương rạng sáng ngày 3/1 tại Mỹ), chồng NS Việt Hương đã chia sẻ những hình ảnh đầu tiên tại nơi sẽ diễn ra tang lễ cố nhạc sĩ Lam Phương ở Mỹ. Được biết, chỉ còn ít giờ nữa, bạn bè và người hâm mộ có thể đến chùa Huệ Quang (Santa Ana, Mỹ) để nói lời tiễn biệt nhạc sĩ Lam Phương.

Dựa vào những hình ảnh được chia sẻ, có thể thấy dàn nghệ sĩ như: Chồng NS Việt Hương, Hoài Tâm,… đã có mặt để sắp xếp mọi thứ và lo chu toàn cho lễ viếng. Những vòng hoa đã được các nghệ sĩ sắp xếp ở lối vào nơi diễn ra lễ viếng, tấm biển “Vô cùng thương tiếc nhạc sĩ Lam Phương” cũng đã được treo lên. Di ảnh cố nhạc sĩ Lam Phương được đặt lên kệ hoa đầy trang trọng. Do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp ở Mỹ nên các nghệ sĩ mong khách đến viếng hãy đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn. Theo Hoài Phương – chồng NS Việt Hương cho biết, vào sáng sớm ngày 3/1 ở Mỹ, dàn nghệ sĩ sẽ đưa quan tài cố nhạc sĩ Lam Phương về chùa để mọi người đến thắp hương.

Vào sáng ngày 23/12 (giờ Việt Nam), nhạc sĩ Lam Phương đã qua đời tại Mỹ sau thời gian tích cực điều trị bệnh tim và tai biến mạch máu não, khiến người hâm mộ vô cùng bàng hoàng và thương xót. Nhạc sĩ Lam Phương đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 18h07 phút ngày 22/12 (giờ Mỹ) tại thành phố Fountain Valley, California. Ông hưởng thọ 83 tuổi. Lúc sinh thời, nam nhạc sĩ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nghệ thuật nước nhà.

Xót xa lời ca sĩ Phương Loan tiễn biệt nhạc sĩ Lam Phương: “Anh Tài sẽ đàn và hát cho anh nghe những bài hát của anh”

Mặc dù đang chịu nhiều tang thương, tuy nhiên ca sĩ Phương Loan vẫn không quên gửi lời vĩnh biệt Nhạc sĩ Lam Phương.

Tháng cuối năm 2020, showbiz Việt đã nhuộm màu tang thương khi những nghệ sĩ đình đám vĩnh viễn lìa xa cõi đời. Ngay sau khi lễ an táng của NS Chí Tài vừa hoàn tất, nhạc sĩ Lam Phương cũng qua đời vào ngày 23/12 (giờ Việt Nam). Sự ra đi của 2 nghệ sĩ khiến bạn bè và người hâm mộ vô cùng bàng hoàng và đau đớn.

Đặc biệt, ca sĩ Phương Loan đã nén đau buồn để gửi lời tiễn biệt cố nhạc sĩ tài hoa. Dưới bài chia buồn trên trang Thuý Nga, ca sĩ Phương Loan để lại bình luận: “RIP nhé anh Lam Phương. Vậy là anh Chí Tài sẽ được gặp anh ở nhà Chúa. Anh Tài sẽ đàn và hát cho anh nghe những bài hát của anh. Trời hôm nay xanh xanh, anh không còn phải hát bài Một Mình nữa. Sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình. Bình an anh nhé!”. Đây được coi là động thái đầu tiên trên MXH của vợ NS Chí Tài sau khi người chồng 33 năm gắn kết vĩnh viễn ra đi. Đọc những dòng tiễn biệt nhạc sĩ Lam Phương của ca sĩ Phương Loan, ai cũng rưng rưng vì quá xót xa.

Những bóng hồng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương

Thông tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời tại Mỹ hôm 22.12 (giờ địa phương) khiến nghệ sĩ và khán giả tiếc thương. Trong hơn nửa thế kỷ viết nhạc, ông sáng tác nên hàng loạt ca khúc đình đám, được nhiều thế hệ ca sĩ trình diễn như: Thành phố buồn, Cỏ úa, Bài tango cho em, Kiếp nghèo, Tình bơ vơ, Duyên kiếp, Biển tình… Không chỉ sở hữu gia tài âm nhạc đồ sồ, chuyện tình cảm của nhạc sĩ Lam Phương cũng khiến nhiều người ấn tượng.

Ca sĩ Bạch Yến

Người tình đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương là ca sĩ Bạch Yến, kém ông 5 tuổi. Dù mới 11 tuổi, bà đã thể hiện tài âm nhạc thiên bẩm khi đoạt giải nhất Huy chương vàng giọng ca nhi đồng do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức. Sau này, bà nổi tiếng và trở thành gương mặt sáng giá, cùng thời với dàn nghệ sĩ như: Bích Chiêu, Khánh Hà, Lưu Bích…

Thời điểm này, Lam Phương cũng đang trong giai đoạn chập chững vào nghề. Sau khi sáng tác ca khúc Kiếp nghèo, ông được công chúng đón nhận tích cực. Với vóc dáng thư sinh, phong độ, nhạc sĩ Lam Phương nhanh chóng lấy lòng được ca sĩ Bạch Yến. Cả hai có mối tình lãng mạn nhưng nhanh chóng rơi vào ngõ cụt khi Bạch Yến sang Pháp du học. Sau đó, bà may mắn được Ed Sullivan mời sang Mỹ và càng thêm nổi tiếng. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, Bạch Yến là ca sĩ Việt Nam duy nhất hiện diện bên cạnh những nghệ sĩ quốc tế đình đám những thập niên trước như: Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone… Chính cuộc tình chia ly với nữ ca sĩ Bạch Yến đã giúp Lam Phương sáng tác nên hàng loạt ca khúc bất hủ, gắn liền với từng giai đoạn tình cảm của ông như: Chờ người, Tình bơ vơ, Trăm nhớ ngàn thương, Tình chết theo mùa đông, Tiễn người đi…

Ca sĩ Minh Hiếu

Bóng hồng thứ hai trong cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương là ca sĩ Minh Hiếu. Bà gây ấn tượng bởi khuôn mặt xinh đẹp, quyến rũ cùng giọng ca đặc biệt. Thời điểm này, Minh Hiếu cùng với danh ca Thái Thanh, Thanh Thúy, Hùng Cường, Duy Khánh… là những gương mặt ăn khách, mang về doanh thu khủng cho các bầu show. Trong một buổi nhạc hội ở Nha Trang, nhạc sĩ Lam Phương đã đến làm quen và rủ ca sĩ Minh Hiếu ra bãi biển đi dạo sau khi chương trình kết thúc. Nhờ khoảnh khắc này, ông đã sáng tác nên ca khúc thơ mộng Biển tình. Tiếp đến, ông còn sáng tác loạt nhạc phẩm kỷ niệm mối tình này như: Biết đến bao giờ, Em là tất cả (Thao thức vì em)…

Ca sĩ Hạnh Dung

Người đẹp thứ ba mà Lam Phương gặp gỡ và say đắm là ca sĩ Hạnh Dung. Mặc dù xinh đẹp nhưng tên tuổi của bà không đình đám như hai mối tình trước của nhạc sĩ Lam Phương. Công việc chính của bà là sinh hoạt tại một đội văn nghệ địa phương. Mối tình cả hai cũng khá sâu đậm, như thông thường, Hạnh Dung cũng là nguồn cảm hứng giúp nhạc sĩ Lam Phương viết nên những ca khúc mới.

Thậm chí, những bài hát liên quan đến giai đoạn tình trường này còn được khán giả đón nhận nồng nhiệt như: Bọt biển (ghi dấu kỷ niệm hai người hẹn hò bên bờ biển), Giọt lệ sầu (khi Lam Phương buồn bã, rơi vào bế tắc trong tình yêu), Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi (giai đoạn chia ly, không tìm được tiếng nói chung)… Đỉnh điểm cuộc tình của ca hai là ca khúc Lạy trời con được bình yên, mô tả sự giằng xé, muốn chấm dứt tình cảm với Hạnh Dung của ông. Một trong những ca khúc nổi bật, được đông đảo khán giả yêu thích của ông chính là bài Thành phố buồn, được sáng tác tại Đà Lạt khi Lam Phương có chuyến công tác xa người yêu Hạnh Dung.

Kịch sĩ Túy Hồng

Người phụ nữ thứ tư cũng là cuối cùng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương chính là vợ ông, kịch sĩ Túy Hồng. Túy Hồng tên thật là Trương Ánh Tuyết, là kịch sĩ nổi tiếng, từng tham gia ban kịch nói Dân Nam. Thời điểm này, bà được nhạc sĩ Lam Phương hướng dẫn thanh nhạc vì phát hiện có tố chất. Cả hai nảy sinh tình cảm và đi đến hôn nhân năm 1959, lúc này Túy Hồng mới 19 tuổi. Hai con gái của họ lần lượt chào đời mang tên Ánh Hằng và Ánh Loan. Chính gia đình hạnh phúc này đã giúp ông có cảm hứng sáng tác bài Ngày hạnh phúc.

Sau năm 1975, gia đình nhạc sĩ Lam Phương sang Mỹ định cư. Điều đáng buồn là sau 20 năm chung sống, cuộc hôn nhân của ông chính thức đổ vỡ. Tại đây, nam nhạc sĩ đã đau xót viết nên ca khúc Lầm.
Sau này, Lam Phương không còn sáng tác nữa, nhưng “gia tài” âm nhạc của ông đã lên đến hơn 200 ca khúc. Chia sẻ về tình trường đầy cảm xúc của mình, chính ông cũng từng thừa nhận với báo giới rằng “chuyện tình của tôi, buồn nhiều hơn vui”. Năm 1999, Lam Phương bị tai biến mạch máu não, liệt nửa thân người. Mặc dù hồi phục nhưng nam nhạc sĩ đi đứng khó khăn, phải ngồi xe lăn. Những năm cuối đời, ông sống ở TP.Fountain Valley, California cùng gia đình chị Bảy, em gái út của mình.

Bài này hay lắm nè:   Nữ Diễn Viên Jav Ryōko Iori

Cuộc đời cố nghệ sĩ Lam Phương

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam. Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng”. Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. 3 năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,… Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông rời sang Paris. Sang đây, ông làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sĩ Lam Phương đã dần bình phục, dù không thể được như xưa.

Lần xuất hiện gần đây nhất vào tháng 8 năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của Trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương in Singapore.

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời vào ngày 22 tháng 12 năm 2020 (theo giờ tại Mỹ) sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến

Sự nghiệp cố nhạc sĩ Lam Phương

Tân nhạc

Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc miền Nam Việt Nam với gần 170 tác phẩm đã phổ biến kể từ năm 1952 cho đến nay.

Năm 15 tuổi, ông sáng tác bản Chiều thu ấy nhưng mãi đến năm 1954, ông mới nổi danh với hai bài Kiếp nghèo và Chuyến đò vĩ tuyến. Nhạc của Lam Phương trong thập niên 1950 chủ yếu là cảm xúc về cuộc di cư năm 1954 bao gồm những bài như Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Đoàn người lữ thứ, Nắng đẹp miền Nam; nói về quân đội Việt Nam Cộng Hòa như Bức tâm thư, Tình anh lính chiến, Chiều hành quân.

Đến thập niên 1960, Lam Phương viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính. Thời điểm đó, lương một vị đại tá quân đội cả phụ cấp vào khoảng 50 nghìn đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa, lương một vị giám đốc cũng vào tầm đó. Còn nhạc sĩ Lam Phương trong một lần lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi trên khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bài Thành phố buồn và bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như Tình bơ vơ, Duyên kiếp… khiến ông có một tài sản lớn.

Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với Trung tâm Quốc gia Điện ảnh, xuất hiện trong hai bộ phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội là Chân Trời Mới, Niềm Tin Mới.

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sĩ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm Ngày hạnh phúc. Bài hát được chọn làm nhạc hiệu Chương Trình Gia Binh của Đài Phát Thanh Quân đội và được người dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát “Đêm về nghe con khóc vui triền miên”. Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sĩ, cô Ánh Hằng.

Khi ở Việt Nam, nhạc sĩ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng như rất nhiều người khác, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì, ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu, ông viết bài Con tàu định mệnh với câu hát “Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần”. Khi đến đất Mỹ, ông viết tiếp bản Mất với câu hát da diết “Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời”.

Nhạc sĩ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình tan vỡ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như Điên, Mất, Tiếc… Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm và Say.

Một lần nữa, ông lại trắng tay rời sang Paris, mà như ông nói rằng người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như Bé yêu, Bài tango cho em. Điển hình là bài Mùa thu yêu đương với câu hát “Đường vào Paris có lắm nụ hồng”, hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết Tình vẫn chưa yên. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga cho đến tận nay.

Kịch nói

Ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam, Lam Phương còn viết nhạc nền cho ban kịch Kim Cương và ban kịch Thẩm Thúy Hằng.

Năm 1959, Lam Phương và Túy Hồng kết hôn. Năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng”. Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh, làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng. Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục “thoại kịch” và những vở kịch của ban kịch “Sống – Túy Hồng” bao giờ cũng thu hút nhiều người xem.

Bài này hay lắm nè:   Tiểu sử danh ca Lệ Thu qua đời ở tuổi 78 vì mắc Covid-19

Tác phẩm

Danh sách này không đầy đủ; bạn có thể giúp đỡ bằng cách mở rộng nó.

– Anh đã biết
– Bài Tango cho em
– Bài thơ không đoạn kết
– Bãi nắng
– Bé yêu
– Biển sầu
– Biển tình (1965)
– Biết đến bao giờ (1965)
– Bọt biển
– Bức tâm thư (1957)[2] – Buồn (1978)
– Buồn chi em ơi
– Buồn không em
– Cám ơn người tình
– Chắp tay nguyện cầu
– Chấp nhận (1984)
– Chỉ có em
– Chỉ còn là kỷ niệm
– Chiếc áo mùa đông
– Chiều hành quân (1958)
– Chiều hoang
– Chiều hoang đảo
– Chiều hoang vắng
– Chiều tàn
– Chiều Tây Đô (1984)
– Chiều thu ấy (1952)[3] – Cho em quên tuổi ngọc
– Chờ (1978)
– Chờ một ngày
– Chờ người (1970)
– Chúc mừng
– Chung mộng
– Chuyện buồn ngày xuân (1976)
– Chuyện tình nàng Tô Thị
– Chuyến đò vỹ tuyến (1956)
– Chuyến tàu Thống Nhất (1957)[4] – Cỏ úa
– Con chim nhỏ mắt người tình
– Con đường tôi về[5] – Con tàu định mệnh (1975)
– Còn đêm này thôi
– Duyên kiếp (1960)
– Đà Lạt cô liêu
– Đánh mất đêm vui
– Đèn khuya (1960)
– Đêm dài chiến tuyến (1966)
– Đêm tiền đồn (1970)
– Đò tình (1990)
– Đoạn cuối một cuộc tình
– Đoàn người lữ thứ (1957)[4] – Đơn côi (1964)
– Đường đi trọn kiếp
– Đường về quê hương
– Đường trần
– Em đi rồi
– Em là tất cả (1965)
– Gác vắng
– Giã từ người yêu
– Giòng lệ
– Giọt lệ sầu
– Gửi người ngàn dặm
– Hạnh phúc mang theo
– Hạnh phúc trong tầm tay
– Hoa đầu mùa
– Hương thanh bình (1954)
– Khóc mẹ
– Khóc thầm (1972)
– Khúc ca ngày mùa (1954)
– Kiếp nghèo (1956)
– Kiếp phiêu bồng
– Kiếp tha hương (1960)
– Kiếp ve sầu
– Lá thư xuân (1957)
– Lá thư miền Trung (1957)[4] – Lạy trời con được bình yên
– Lầm (1978)
– Lời yêu cuối
– Mất (1978)
– Mình mất nhau bao giờ
– Mộng ước
– Một đêm trăng (1957)
– Một đời tan vỡ
– Một kỷ niệm (1965)
– Một mình
– Một suy tư
– Một thời hoa mộng
– Mơ (1978)
– Mùa hoa phượng (1954)[6] – Mùa phượng cuối
– Mùa thu yêu đương
– Mùa thu vào mộng
– Mùa xuân nào ta về
– Mùa xuân không còn nữa
– Mưa lệ
– Nắng đẹp Miền Nam (1957)[4] – Ngày buồn (1971)
– Ngày em đi
– Ngày hạnh phúc (1960)
– Ngày tạm biệt (1960)
– Nghẹn ngào (1969)
– Nguyện cầu cho người
– Người đến rồi đi
– Nhạc rừng khuya (1953)
– Nhớ (1995)
– Như giấc chiêm bao
– Những gì cho em (1968)
– Niềm vui đơn côi
– Niềm vui không trọn vẹn
– Niềm tin
– Nửa đời gian khổ
– Nửa đời yêu em
– Phút cuối (1971)
– Quên (1978)
– Rừng xanh thương nhớ (1984)
– Rừng xưa
– Sài Gòn ơi vĩnh biệt
– Say (1978)
– Sầu ly hương (1956)[7] – Tàu về tương lai (1985)
– Tạ ơn mẹ
– Tan vỡ
– Tàn thu
– Tháng Tư buồn (1981)
– Thành phố buồn (1970)
– Thiên đàng ái ân
– Thu đến bao giờ
– Thu sầu (1969)
– Thuyền không bến đỗ
– Thương (1981)
– Thương con
– Thương về quê em
– Tiếc (1978)
– Tiễn người đi (1960)
– Tim vỡ
– Tìm vết chân xưa
– Tình anh lính chiến (1958)
– Tình bơ vơ
– Tình chết theo mùa đông
– Tình cố đô (1956)[8] – Tình đau
– Tình đầu muôn thuở
– Tình đẹp như mơ
– Tình hè (1989)
– Tình hồng Paris (1990)
– Tình mẹ
– Tình mùa đông
– Tình người viễn xứ
– Tình nghĩa đôi mình chỉ thế thôi (1965)
– Tình như mây khói
– Tình vẫn chưa yên
– Tình thiên thu
– Tôi sẽ đi (1990)
– Trăm nhớ ngàn thương
– Trăng thanh bình (1953)
– Trước lầu Ngưng Bích
– Tuyết muộn
– Từ lúc em đi
– Vĩnh biệt (1964)
– Vĩnh biệt người tình
– Vĩnh biệt Sài Gòn
– Vòng tay chờ đợi (1989)
– Vùng trời ngày đó
– Xa (1994)
– Xin thời gian qua mau
– Xót xa
– Xuân mộng
– Yêu nhau bốn mùa

Chương trình ca nhạc

Trung tâm Thúy Nga đã thực hiện 4 chương trình vinh danh nhạc sĩ Lam Phương:

– Paris By Night 22: 40 Năm âm nhạc Lam Phương
– Paris By Night 28: Lam Phương 2 – Dòng nhạc tiếp nối – Sacrée Soirée 3
– Paris By Night 88: Lam Phương – Đường về quê hương
– Paris By Night 102: Nhạc yêu cầu – Tình ca Lam Phương

Trung tâm Asia đã thực hiện 1 chương trình vinh danh nhạc sĩ Lam Phương:

Nhiều ca sĩ cũng thực hiện album chủ đề nhạc Lam Phương như Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh…

Năm 2016, trên kênh VOV3 của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong chương trình “Âm nhạc 168”, nhạc sĩ Lam Phương đã được giới thiệu cùng với ca khúc nổi tiếng Thành phố buồn với những lời lẽ rất trân trọng: “Nhạc sĩ Lam Phương: 64 năm tận hiến cho âm nhạc”. Việc trân trọng giới thiệu nhạc sĩ Lam Phương trên kênh truyền thông chính thống của chính quyền trong nước này có thể được coi là một bước tiến trong việc hòa giải dân tộc.[9]

Ngày 15 tháng 8 năm 2018, dự án Lam Phương – The Gift (Món quà) được giới thiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án do ca sĩ hải ngoại Hoàng Hiệp cùng nhóm bạn tại Mỹ khởi xướng. Phạm Quỳnh Anh là ca sĩ xuất hiện xuyên suốt các tập. Nhạc sĩ Lam Phương có mặt để động viên tinh thần các ca sĩ và ban nhạc trong một vài tập. Dự án được phát tối thứ bảy hàng tuần trên YouTube từ ngày 18 tháng 8. Buổi giới thiệu còn có sự tham gia của nhạc sĩ Lam Phương lần đầu trò chuyện trực tuyến cùng truyền thông trong nước. Ông chia sẻ niềm hy vọng sẽ được sớm trở về Việt Nam để gặp gỡ khán giả dù sức khoẻ không được tốt. Trong 20 tác phẩm của nhạc sĩ Lam Phương do ca sĩ Hoàng Hiệp và Phạm Quỳnh Anh chọn biểu diễn trong dự án, có bài hát lần đầu tiên được giới thiệu chính thức với người yêu nhạc: Buồn – một trong những bài hát ít được phổ biến của nhạc sĩ Lam Phương. Bài hát Buồn từng được danh ca Khánh Ly thực hiện thu thanh, đến nay chưa có ca sĩ nào thể hiện.

Sách

Năm 2019, Lam Phương – Trăm nhớ ngàn thương là cuốn sách viết về cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương, do nhà báo Nguyễn Thanh Nhã chấp bút qua nguồn tư liệu từ gia đình nhạc sĩ được Phanbook – Nhà xuất bản Phụ Nữ phát hành.

Một số thông tin khác về cố nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương bị tai biến 19 năm vẫn mong về thăm quê

Từ Mỹ, tác giả “Biển tình” xúc động trong buổi gặp trực tuyến với truyền thông Việt Nam dịp ra mắt series bài hát của ông. 

Dự án Lam Phương – The Gift (Món quà) được giới thiệu tối 15/8 ở TP HCM. Do múi giờ ở Mỹ và Việt Nam lệch nhau, nhạc sĩ dậy từ 2h sáng để chuẩn bị cho buổi giao lưu.

Vì hồi hộp, Lam Phương trằn trọc cả đêm. Xuất hiện qua màn hình, ông mặc sơ mi và ghi-lê chỉnh tề, ngồi xe lăn trò chuyện cùng mọi người. Hào hứng với các câu hỏi, nhưng nhiều năm qua, bệnh tai biến mạch máu não và liệt nửa người khiến ông nói không rõ tiếng, phải nhờ Phạm Quỳnh Anh diễn giải lại để mọi người hiểu rõ ý hơn. Ông chăm chú lắng nghe và cố gắng trả lời từng người. Nhạc sĩ cho biết từ khi sang Mỹ định cư đến nay, ông luôn muốn trở về Việt Nam nhưng sức khỏe không cho phép. Nở nụ cười hiền lành, ông nói, giọng run run: “Mong khán giả thông cảm cho tôi”.

Lam Phương thích dự án của của ca sĩ hải ngoại Hoàng Hiệp. “Phạm Quỳnh Anh là một giọng hát mới, tôi không có nhiều ý kiến để đóng góp nhưng đây là giọng hát hay”, nhạc sĩ 81 tuổi chia sẻ. Ở tuổi 34, Phạm Quỳnh Anh tự tin cô hiểu và truyền tải được tinh thần nhạc Lam Phương. “Khi tôi hát cho bác nghe và mời bác góp ý, bác nói cứ hát đi, hát càng nhiều càng hay”, cô kể.

Hoàng Hiệp là người khởi xướng và mời Phạm Quỳnh Anh tham gia series nhạc phát hành online. Là bạn thân nhiều năm qua của ca sĩ, anh nhận thấy giọng hát cô thể hiện được màu sắc nhạc Lam Phương. “Cô ấy hát nhẹ nhàng, tình cảm pha lẫn chút nức nở khiến người nghe khó quên”, anh nhận xét.

Bảy ca khúc đầu tiên được ghi hình và thu tiếng trực tiếp tại một căn biệt thự ở vùng biển Nam California, Mỹ. Khán giả sẽ thấy được một không gian rộng mở của nhạc Lam Phương, với nền trời thay đổi từ sáng đến tối theo từng bài hát. Êkíp chỉ xử lý những tạp âm, cố gắng giữ trọn vẹn giọng hát live của Hoàng Hiệp và Phạm Quỳnh Anh. Nhạc sĩ Lam Phương có mặt để động viên tinh thần các ca sĩ và ban nhạc trong một vài tập. Series mùa đầu tiên sẽ được phát tối thứ bảy hàng tuần trên Youtube, từ ngày 18/8.

Bài này hay lắm nè:   Nữ Diễn Viên Jav Jav Megumi

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá (Kiên Giang). Ông là một trong những tác giả tiên phong của tân nhạc miền Nam với khoảng 200 tác phẩm, trong đó, hàng loạt ca khúc được khán giả mến mộ như: Kiếp nghèo. Điên, Say, Tiếc, Lầm. Lúc hạnh phúc trong tình yêu hay gia đình đổ vỡ, ông đều sáng tác những bài hát để đời như: Bài Tango cho em, Mùa thu yêu đương, Tình mãi chưa yên, Thành phố buồn…

Năm 1999, Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống khi ấy nhưng ông lại được nhận nhiều sự quan tâm của những người thân và khán giả. Sức khỏe của Lam Phương đã dần bình phục nhưng không được như xưa. Năm nay ông 81 tuổi, định cư ở Mỹ. 

Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi lần đầu hát nhạc Lam Phương

Nữ ca sĩ cho biết cô và Hoàng Hiệp sẽ bắt tay thực hiện một series live music video với tên gọi “Lam Phương – The Gift”, phát vào tối thứ 7 hàng tuần, bắt đầu từ giữa tháng 8.
Phạm Quỳnh Anh chia sẻ dự án Lam Phương – The Gift đánh dấu lần đầu cô hát nhạc Lam Phương. Những bản nhạc trữ tình của nhạc sĩ vốn gắn liền với nhiều ca sĩ nổi tiếng như Khánh Hà, Lưu Bích, Giao Linh… Vì thế nữ ca sĩ cho biết mình lo lắng và có chút áp lực.

Là ca sĩ chuyên hát nhạc trẻ nên với sự chuyển hướng này, Phạm Quỳnh Anh biết khán giả sẽ đặt nhiều dấu hỏi về khả năng và sự thể hiện nhạc tình của mình. Giải đáp cho thắc mắc này, ca sĩ 8X cho hay sẽ hát nhạc Lam Phương theo cảm nhận và trải nghiệm của riêng mình.

“Trước đây tôi không tự tin hát nhạc trữ tình nhưng khi trở thành bà mẹ 2 con và có nhiều trải nghiệm hơn trong cuộc sống thì cảm thấy gần hơn với nhạc của chú Lam Phương”, cô nói.

Dự án Lam Phương – The Gift do ca sĩ Hoàng Hiệp cùng nhóm bạn tại Mỹ khởi xướng. Ê-kíp đã chọn những địa điểm đẹp tại Mỹ để ca sĩ cùng ban nhạc có thể thăng hoa trong những tình khúc của nhạc sĩ Thành phố buồn. Phạm Quỳnh Anh là ca sĩ xuất hiện xuyên suốt các tập vì vậy cô phải đi về liên tục giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện phần ghi hình.

Những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ như Biển tình, Tình bơ vơ, Chờ người… sẽ được phối mới hoàn toàn và Phạm Quỳnh Anh thể hiện với phong cách của riêng mình.

Có thể nói dự án thực hiện chuỗi MV và phát định kỳ không xa lạ với ca sĩ Việt. Trước Phạm Quỳnh Anh, Hà Anh Tuấn và Lam Trường đều để lại ấn tượng với chuỗi bài hát của mình. Nếu Hà Anh Tuấn gây tiếng vang với việc cover lại hàng loạt những bản hit đình đám thập niên 90 thì Lam Trường làm mới lại các ca khúc gắn liền với 20 năm đi hát của mình. 

Trên trang cá nhân, Phạm Quỳnh Anh chia sẻ cảm xúc háo hức về sản phẩm mới. “Tôi luôn tin vào hai chữ nhân duyên và cám ơn anh Hoàng Hiệp – người anh đã cùng đồng hành với nhiều bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mình. Lần này, anh lại là người se duyên cho cuộc gặp gỡ trong âm nhạc giữa tôi và nhạc sĩ Lam Phương. Thật là một niềm vinh hạnh quá lớn lao trong sự nghiệp ca hát”  – cô viết.

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam. Gia tài sáng tác của ông đồ sộ với hơn 200 bài hát, trong đó có nhiều bản nhạc được khán giả yêu thích như Bài Tango cho em, Em đi rồi, Phút cuối, Tình bơ vơ… Ông hiện sống ở Mỹ cùng gia đình.

‘Buồn’ của nhạc sĩ Lam Phương lần đầu tiên đến với người yêu nhạc

Trong 20 tuyệt phẩm của nhạc sĩ Lam Phương do ca sĩ Hoàng Hiệp và Phạm Quỳnh Anh chọn biểu diễn trong chuỗi chương trình ‘Lam Phương – The gift’, sẽ có bài hát lần đầu tiên được giới thiệu chính thức với người yêu nhạc: ‘Buồn’.

Ca sĩ Hoàng Hiệp cho biết, trong series những bài hát đã được thực hiện lần này, đặc biệt có ca khúc Buồn – một trong những bài hát ít được phổ biến của nhạc sĩ Lam Phương. “Đây là một blues đặc trưng của nhạc sĩ Lam Phương, không giống những bài hát khác, nằm trong số 10 bài hát tên chỉ có 1 chữ (ví dụ: Say, Lầm, Mơ…) là giai đoạn sáng tác có thể nói là buồn nhất của bác Lam Phương!”. Bài hát Buồn từng được danh ca Khánh Ly thực hiện thu thanh từ rất lâu rồi, đến nay chưa có ca sĩ nào thể hiện.

Theo anh, nhạc sĩ Lam Phương đã dùng âm nhạc để kể về chính cuộc đời mình ngay cả khi trải qua quá nhiều mất mát; nhưng điều đáng nói, mặc dù đây là giai đoạn sáng tác buồn nhiều hơn vui nhưng nhạc sĩ vẫn cho khán giả nhận thấy niềm hy vọng của chính ông.

Nhạc sĩ Lam Phương năm nay đã 81 tuổi, dù vậy ông vẫn dành thời gian đồng hành với toàn bộ ê kíp sản xuất và ca sĩ xuyên suốt quá trình thu âm, quay hình. “Có một điều là bác rất tôn trọng sự sáng tạo của nghệ sĩ. Những góp ý chỉnh sửa chỉ là những phần thể hiện sao cho đúng tinh thần của mỗi bài hát”, Hoàng Hiệp cho biết.

Nhạc sĩ Lam Phương cho biết: “Tôi luôn mong ngày trở về nhưng sức khỏe không cho phép nên mong khán giả thông cảm. Bao năm nay, tôi luôn giữ niềm hy vọng trong cuộc sống. Dù bệnh nhưng tôi chưa bao giờ ngừng hy vọng, nhất là hy vọng sự trở về Việt Nam gặp khán giả yêu mến âm nhạc Lam Phương”

Nam ca sĩ đã có quá trình chuẩn bị và làm việc với nhạc sĩ Lam Phương khoảng một năm cho dự án này trước khi quay hình. Ba buổi sáng mỗi tuần, anh cùng nhạc sĩ Lam Phương chơi nhạc, và ông sửa lại từng câu chữ, từng giai điệu trong mỗi bản in mà lâu nay đôi khi đã bị hát không đúng với sáng tác của ông.

Ví như, trong ca khúc Biển tình, chữ “đường trắng” chính xác phải là “đường trăng”. Ca sĩ Hoàng Hiệp cho biết đây là một hình ảnh rất đẹp mà nhạc sĩ Lam Phương đã chứng kiến tại một bãi biển ở Nha Trang trong đêm trăng sáng. Ánh trăng phản chiếu dãy núi lan xuống biển như đường ánh sáng và từ “đường trăng” ra đời từ đó. Chính vì thế, ngoài những ca khúc trong series, ê kíp còn muốn gửi gắm những câu chuyện, những thông điệp từ các ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương để khán giả hiểu đúng và hiểu rõ hơn.

Tình ca Lam Phương đã trở thành “thương hiệu” lớn gắn bó với nhiều thế hệ người nghe nhạc Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại. Nhiều thế hệ ca sĩ đã thành công với âm nhạc Lam Phương. Đối với Hoàng Hiệp và Phạm Quỳnh Anh, thì “dự án này có một sự thuận lợi lớn nhất đó chính là sự hậu thuẫn của chính tác giả và gia đình bác Lam Phương”, Hoàng Hiệp chia sẻ thêm. Do đó, những áp lực khi thực hiện dự án cũng chỉ là nhất thời và đã được giải quyết nhẹ nhàng nhất có thể.

Với những bản tình ca mà khán giả thuộc nằm lòng bao lâu nay thì yếu tố mới mẻ trong cách xử lý khi hát, những bản phối hoàn toàn mới, không gian âm nhạc mới với tiêu chí thu hình và thu thanh trực tiếp sẽ là những yếu tố quan trọng để dự án này tạo ra được sự khác biệt.

Về lý do mời Phạm Quỳnh Anh là giọng ca xuyên suốt dự án, ca sĩ Hoàng Hiệp tiết lộ anh và Phạm Quỳnh Anh là anh em gắn bó hơn 20 năm, chia sẻ với nhau nhiều trong cuộc sống và công việc. Khi lên ý tưởng thực hiện dự án này và muốn tìm gương mặt mới có thể chuyên chở được sự chân thành, mộc mạc trong các ca khúc của Lam Phương, anh đã nghĩ ngay đến Phạm Quỳnh Anh.

Ca sĩ Hoàng Hiệp sang Mỹ định cư gần 5 năm nay. Sau quãng thời gian khó khăn ban đầu để hòa nhập với cuộc sống mới tại Mỹ, Hoàng Hiệp cũng đã dần tạo được hình ảnh và chỗ đứng cho riêng mình.

Anh cho biết, bên cạnh sở trường – cũng là dòng nhạc mà anh đang theo đuổi là thính phòng, anh cũng được khán giả yêu thích khi thể hiện những bản tình ca lãng mạn. “Ngoài ra tôi cũng có một vài sản phẩm âm nhạc phù hợp với tính chất giải trí của thị trường âm nhạc phục vụ khán giả hải ngoại”, anh nói. Hiện nay anh là ca sĩ tự do.

Tiểu sử nhạc sĩ Lam Phương, trực tiếp đám tang tại Mỹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức