Sau đây Sex Shop Online xin giới thiệu chủ đề Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử- thi sĩ tài danh nhưng bạc mệnh . tham khảo các bài khác tại https://www.sex-shoponline.net/

Mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong phong trào thơ mới nước ta, không ai khác ngoài Hàn Mặc Tử. Ông như thổi hồn mình vào nền thơ ca Việt Nam một làn sóng mới, với tuổi đời dù vẫn rất trẻ thế nhưng tài năng của Tử đã phần nào khẳng định được tên tuổi của mình trong giới văn học Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ họ Hàn mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây! Vậy Hàn Mặc Tử là ai?

nhà thơ hàn mặc tử
Nhà thơ Hàn Mặc Tử 

Hàn Mặc Tử tên thật là gì?

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí.

Hàn Mặc Tử sinh ngày mấy?

Ông sinh vào ngày 22 tháng 9 năm 1912.

Hàn Mặc Tử mang quốc tịch gì?

Hàn Mặc Tử mang quốc tịch Việt Nam, dân Kinh.

Hàn Mặc Tử sinh ra và lớn lên ở đâu?

Ông sinh ra ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo.

Hàn Mặc Tử nổi tiếng ở lĩnh vực nào?

Hàn mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.

Hàn Mặc Tử mất ngày mấy?

Ông mất vào ngày 11 tháng 11 năm 1940.

Hàn Mặc Tử có những bạn bè là ai?

Ông cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.

Hàn Mặc Tử và khoảng thời gian đầu đời

Hàn Mặc Tử mang vóc mình mảnh khảnh, tính tình hiền hòa, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921–1923), Pellerin Huế (1926).

Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ nhà Cách mạng Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sĩ này. Ông đã được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá quyến luyến tình bằng hữu với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông mới 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền.

Đến Sài Gòn, ông phụ trách làm phóng viên trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm tuy ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người dần bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và rồi ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.

Hàn Mặc Tử tài hoa như thế nào trong văn thơ

Năm 15 tuổi đã làm thơ và bắt đầu nổi tiếng trên thi đàn, Hàn Mặc Tử đã họa lại thơ của Mộng Châu. Lúc họa thơ, ký là Minh Duệ Thị, sau đổi lại là Phong Trần, rồi đổi là Lệ Thanh (Lệ là chữ đầu của sinh quán làng Lệ Mỹ – Đồng Hới, còn Thanh là chữ đầu của chánh quán Thanh Tân – Phong Điền – Huế). Sau đó Nguyễn Trọng Trí lại đổi là Hàn Mạc Tử và cuối cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc Tử.

Hàn Mặc Tử, một chàng trai có tài văn thơ từ rất sớm. Có những bài thơ như ’’Cửa sổ đêm khuya’’ sáng tác lúc mới 17-18 tuổi; điều độc đáo ở bài thơ này là có đến 6 cách đọc (đọc xuôi, đọc ngược, cắt bỏ hai chữ đầu, cắt bỏ hai chữ cuối). Cụ Phan Bội Châu cũng đã ca ngợi người bạn Hàn Mặc Tử của mình và đã có lần họa thơ cùng. Cụ Châu đã viết đại ý rằng: ’’Từ khi về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm song chưa được bài nào hay đến thế. Hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ bắt tay cười to một tiếng cho thỏa hồn thơ đó’’. Hàn Mặc Tử vì nhớ bạn nên ra Huế thăm cụ Phan Bội Châu bị mật thám theo dõi và do thế bị gạch tên trong danh sách những người đi Pháp học. Rồi những cái tên những người con gái như Mai Đình, Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc…mà đã vô cùng hâm mộ Hàn Mặc Tử, đã từng đi qua hay ở lại trong đời, có những người nhà thơ thậm chí chưa hề gặp mặt. Đặc biệt còn có cậu bé Hành, người đã bốn năm trời chăm sóc, mang cơm cho Hàn Mặc Tử trong thời gian anh sống chui, trốn lủi để không bị bắt đưa vào trại cùi trong núi.

Bài này hay lắm nè:   Tiểu sử ca sĩ Kim Chi - Thần đồng Bolero

Cũng chính vị sự tài hoa, lãng tử bay bổng trong nghệ thuật như vậy, mà cuộc đời của thi sĩ họ Mạc đã không ít lần phản phứt hương hồng của tình yêu. 

Và sau đây, là những mối tình tiêu biểu nhất trong nhiều mối tình đẹp của chàng thơ này. 

tiểu sử của hàn mặc tử
Sự tài hoa của ông luôn được thắm đượm trong vần văn chương của mình

Hàn Mặc Tử và mối tình trong sáng được nhắc đến nhiều nhất

Lại là người con gái Huế có cái tên rất đẹp: Hoàng Cúc. Năm 1933, nhà thơ Hàn Mặc Tử đang làm việc tại Quy Nhơn, Bình Định, Hàn Mặc Tử đã có dịp quen biết với Hoàng Cúc – một người con gái gốc Huế, qua một người em con chú con bác của nàng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã phải lòng yêu say cô gái có tâm hồn văn chương như mình. Chàng từng sáng tác bài thơ “Hồn cúc” để bày tỏ tình yêu ở mình qua những vần thơ như: “Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/Không dám sờ tay sợ lấm hương/Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/Muốn ôm hồn cúc ở trong sương”. 

Tuy nhiên, vì vốn là một cô gái kín đáo nên bề ngoài, Cúc với Tử như hai phương trời xa lạ. Tình yêu của chàng trai đa tình cứ thế âm thầm lặng lẽ chỉ đến từ một phía trôi qua mà không được đáp lại. Sau không ít lần vào Sài Gòn rồi trở lại mảnh đất Quy Nhơn ấy, nhưng tình yêu của chàng Tử không hề phai nhạt mà càng nồng nàn hơn xưa. Nhưng tiếc thay, nó là thứ tình yêu đơn phương từ phía Hàn Mặc Tử. Để rồi, khi Hoàng Cúc đi theo cha về Vĩ Dạ ẩn cư làm tu sĩ, Hàn Mặc Tử tự xem nàng như đã đi lấy chồng và ôm nỗi đau tuyệt vọng vì tình yêu tan vỡ này. 

Trước tình cảnh đó, người em của Hoàng Cúc đã viết thư về cho chị mình thông báo tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y và khuyên nàng nên viết thư an ủi người đã đem hết lòng yêu thương cô. Đáp lại tấm chân tình ấy, Hoàng Cúc chỉ gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh phong cảnh có mây, nước, có chiếc đò ngang và cô gái chèo đò. Đó chính là cội nguồn cảm hứng để nhà thơ viết lên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nổi tiếng. Cuộc tình với cô gái Huế đẹp, trong sáng, nồng nàn nhưng đượm buồn đã khép lại trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình như vậy. 

đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
Hoàng Cúc chính là tình cảm đơn phương tạo cảm hứng cho nhà thơ viết lên bài thơ nổi tiếng này

Hàn Mặc Tử và mối tình da diết nhất trong đời

Trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình gắn liền với cái tên Mộng Cầm (quê ở Phan Thiết, Bình Thuận). Từ một cô gái trẻ hâm mộ tài năng của Hàn Mặc Tử, giữa hai người đã dần nảy sinh tình cảm qua các bức thư bàn chuyện thơ văn. Khi vào Sài Gòn làm báo, nhà thơ cũng nhiều lần bắt xe về Phan Thiết để gặp Mộng Cầm. Và mối tình ngọt ngào này đã để lại nhiều kỉ niệm khó phai ở các địa danh như Mũi Né, Lầu Ông Hoàng…

Bài này hay lắm nè:   Nữ Diễn Viên Jav Meru Iroha

Nếu các mối tình trước của là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì lần này, Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm là một câu chuyện khác. Khi Cầm đã chủ động bày tỏ tình cảm và nguyện làm người “nâng khăn sửa túi” cho Hàn Mặc Tử.  Những ngày tháng mà cả hai người đã trải qua đều hạnh phúc và tràn đầy hy vọng. Song chính Mộng Cầm nàng đã gieo  vào lòng chàng trai đa sầu đa cảm này nỗi đau khôn nguôi vì quyết định lấy chồng giữa lúc thi sĩ lâm bệnh nặng. Nỗi đau về thể xác cùng với trái tim tan vỡ tuyệt vọng vì bị phụ tình đã khiến Hàn Mặc Tử rơi vào tâm trạng uất hận: “Làm sao giết được người trong mộng/Để trả thù duyên kiếp phũ phàng”.

mối tình của hàn mặc tử và mộng cầm
Chuyện tình đẹp của Hàn Mặc Tử và nàng thơ Mộng Cầm

Hàn Mặc Tử bạc mệnh vì bạo bệnh

Dù là đã cảm nhận được nhiều hương vị trong cuộc sống, thế nhưng cuộc đời chàng thi ấy đã mãi không trọn vẹn. Vì căn bệnh của Hàn Mặc Tử khi ấy thật sự là một thách thức vì sự mới mẻ của nó lúc bấy giờ. 

Theo gia đình chàng thơ thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Dù vậy, ông cũng không quan tâm, có phần xem nhẹ vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập “Gái Quê”, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa sao cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại “phong ngứa” gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bạo bệnh. Năm 1938 – 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy thế, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong vần thơ mà thôi. Trước ngày Hàn Mặc Tử vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín, em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tật của anh mình như sau: Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc “găng” tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng.

Hàn Mặc Tử vẫn đầy nội lực trước căn bạo bệnh

Lúc này, sau một thời gian Han Mac Tu chữa chạy bằng đông y, chẳng những căn bệnh phong cùi không thuyên giảm chút nào mà ngược lại còn làm thân thể chàng ngày một tiều tụy đi vì những tác dụng phụ của thuốc. Mặt khác, thông tin về việc chàng bị mắc bệnh phong đã đến tai chính quyền địa phương. Do đó, chàng phải liên tục thay đổi chỗ ở để tránh sự truy đuổi gắt gao của Sở Vệ sinh công cộng thành phố Quy Nhơn. Cuối cùng, gia đình tìm thuê cho chàng được một nơi ở khá kín đáo trong khu lao động nghèo nằm bên cồn cát trắng ven biển. Đó là một túp lều tranh mà theo Hoài Thanh kể là rách nát đến độ phải lấy giấy báo và bao thư che những chỗ dột trên mái nhà.

Trong thời kỳ bệnh tật, Tử sáng tác được ba tập thơ là Thơ điên, Xuân như ý và Thượng thanh khí. Nhưng có điều đặc biệt là, những câu thơ của chàng cứ tiến dần đến chỗ rối rắm khó hiểu theo tiến triển bệnh tật. Nhiều câu thơ đọc lên nghe rất hay nhưng độc giả hầu như không ai hiểu tác giả muốn nói gì. Tuy nhiên, theo lời Quách Tấn thì, điều lạ lùng là dù rối rắm khó hiểu như thế nhưng thơ Tử được người đời chuyền tay nhau đọc thuộc lòng, đọc như đọc kinh, không hiểu gì cũng đọc thuộc làu làu. Như thể thơ của chàng lúc đó có ma lực. Hoài Thanh cũng xác nhận điều lạ lùng này: “Trong ý họ, thi ca Việt Nam chỉ có Hàn Mặc Tử. Bao nhiêu thơ Hàn Mặc Tử làm ra họ đều chép lại và thuộc hết. Mà thuộc hết thơ Hàn Mặc Tử đâu phải chuyện dễ. Đã khúc mắc mà lại nhiều: tất cả đến sáu, bảy tập. Họ thuộc hết và chọn những lúc đêm khuya thanh vắng họ sẽ cao giọng, ngâm một mình. Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một vị giáo chủ”.

Bài này hay lắm nè:   Tiểu sử Hàn Mặc Tử - nhà thơ có tài nhưng qua đời ở tuổi đôi mươi

Hàn Mặc Tử ra đi như thế nào?

Vào đêm 8-11-1940, Hàn Mặc Tử đi tiêu rất nhiều lần, mỗi lần đi có một chút chất nhầy và vài giọt máu nên ông Xê thấy Hàn Mặc Tử mệt lả đến đi không nổi, ông phải dìu đi tiêu, rồi về giường nằm.

Đến Sáng 9-11-1940, sau khi khám bệnh, mẹ Juetta bưng chén thuốc cho Hàn Mặc Tử uống xong, nói: “Chiều nay có xe đi mời cha tuyên úy vào xức dầu cho con”, ông gật đầu và nói tiếng “dạ” rất nhỏ. Sáng 10-11-1940 lúc 6 giờ 45, cha cho Hàn Mặc Tử được chịu phép xức dầu và rước lễ lần cuối. Đêm 10-11, ông Xê trực, hai mẹ Juetta và soeur Julienne có đến thăm Hàn Mặc Tử ba lần và lần thứ ba khoảng 3h thì soeur Julienne cho biết từ đó đến sáng Hàn Mặc Tử sẽ chết.

Thời gian của đêm đó như chùng xuống, ông Xê nhìn Hàn Mặc Tử ngoài những lúc đau bụng đi tiêu, thì khi quỳ cũng như ngồi hoặc nằm, Hàn Mặc Tử đều đọc kinh cho đến ngày 11-11-1940 lúc 5 giờ 45 phút sáng thì ông nhẹ nhàng tắt thở.

Hàn Mặc Tử ra đi nhưng tác phẩm còn mãi năm tháng

Dù như thế nào thì các bài thơ của Hàn Mặc Tử, đã làm cho người ta khó mà quên đi người thi sĩ ấy.

Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có

– Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)

– Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)

– Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên-1938)

– Xuân như ý

– Thượng Thanh Khí (thơ)

– Cẩm Châu Duyên

– Duyên kỳ ngộ (kịch thơ-1939)

– Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang-1940)

– Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)

– Ngoài ra còn có một số bài phóng sự, tạp văn, văn tế…

Các tác phẩm được vinh danh

Hàn Mặc Tử được biết đến là chủ soái của trường thơ loạn (Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê). Nhiều nơi ở Việt Nam dùng tên của ông để đặt cho đường phố như:

– Bà Rịa – Vũng Tàu (Đường Hàn Mạc Tử, phường 7, Vũng Tàu)

– Đà Nẵng (Đường Hàn Mạc Tử, phường Thuận Phước, Hải Châu)

– Đắk Lắk (Đường Hàn Mặc Tử, phường Tân An, Buôn Ma Thuột)

– Huế (Đường Hàn Mạc Tử, phường Vỹ Dạ, Huế, Thừa Thiên Huế)

– Nghệ An (Đường Hàn Mạc Tử, phường Trung Đô, Vinh)

– Phan Thiết (con đường dẫn lên Lầu Ông Hoàng)

– Quảng Bình (Đường Hàn Mặc Tử, phường Đồng Mỹ, Đồng Hới)

– Thanh Hóa (Phố Hàn Mặc Tử, phường Trường Thi, Thanh Hóa)

– Thành phố Hồ Chí Minh (Đường Hàn Mạc Tử, phường Số 12, Tân Bình và đường Hàn Mạc Tử, phường Tân Thành, Tân Phú)…

các bài thơ của hàn mặc tử
Tuy ra đi nhưng những áng thơ của chàng vẫn để lại bên đời

Và trên đây là tiểu sử Hàn Mặc Tử, một trong những thi sĩ hào hoa nhất trong nền văn thơ Việt Nam chúng ta.

Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử- thi sĩ tài danh nhưng bạc mệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức